NÔNG THÔN MỚI
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI ĐẾN 10 NGÀY QUA DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ.
28/08/2023 02:29:03

THÔNG BÁO
TÌNH HÌNH DỊCH HẠI ĐẾN10 NGÀY QUA
DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ.
 
      I. THỜI TIẾT VÀ DỊCH HẠI TRONG NHỮNG NGÀY QUA
      1.1. Thời tiết
      Trong những ngày qua nắng nóng kèm theo mưa dông rải rác, độ ẩm không khí cao thuận lợi cho lúa mùa sinh trưởng và phát triển; đồng thời là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng dịch hại phát sinh gây hại.
        1.2. Cây trồng
      Trên các trà lúa
      - Trà sớm đang giai đoạn đòng già đến chuẩn bi trỗ bông;
      - Trà trung đang trong giai đoạn đòng non.
      II. DIỄN BIẾN DỊCH HẠI
      Trong thời gian qua một số đối tượng dịch hại đã phát sinh gây hại trên cây trồng như:
      - Sâu cuốn lá gây hại rải rác trên một số diện tích lúa xanh tốt, lúa non trà mùa muộn, mật độ trung bình 2-3 C/m2, cao 5-7 C/m2;
      - Bệnh khô vằn gây hại trên diện tích cấy dầy, bón phân không cân đối với tỉ lệ bệnh trung bình 5-7% số dảnh, cao 15-20% số dảnh;
      - Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại rải rác trên một số giống lúa mẫn cảm với bệnh như BC15, Bắc Thơm số 7, BTR225, Q5 ……;
      - Ngoài ra còn một số đối tượng như bệnh khô đầu lá, chuột gây hại rải rác…
      III. DỰ BÁO DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
      1. Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn
      Bệnh sẽ tiếp tục phát sinh gây hại sau các trận mưa dông lớn trên một giống lúa nhiễm như: Bắc thơm số 7, BC-15, BTR225, Q5,...
      Trong điều kiện thời tiết từ nay đến cuối vụ diễn biến còn nhiều phức tạp nếu không chủ động phun thuốc phòng trừ sớm, triệt để và kịp thời có thể xuất hiện nhiều diện tích nhiễm bệnh gây hại làm ảnh hưởng tới năng suất cuối vụ vì vậy các hộ xã viên cần phun phòng bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn sau mỗi trận mưa dông (đối với giống lúa nhiễm), lúa đã bị bệnh phải phun nhắc lại sau 3-5 ngày bằng một trong các loại thuốc sau: XANTOXIN 40 WP, ToTan 200WP Banking 110WP, Daiwantocin 50WP, Avikuan 102SP... Phun thuốc khi lá lúa đã khô để hạn chế lan truyền dịch vi khuẩn ra diện rộng (khi lúa đã bị bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn tuyệt đối không được bón thêm phân đạm và phun phân bón qua lá, kích thích sinh trưởng…).
      2. Bệnh khô vằn và đen lép hạt
      - Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh gây hại trên nhiều giống lúa gây hại tới cuối vụ, hại nặng trên diện tích lúa cấy dầy và bón phân không cân đối.
      Các hộ nông dân chủ động phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện bằng một trong các loại thuốc nội hấp và lưu dẫn sau: Amylatop 325SC, Amistartop 325SE, Eminent 125/150SE, Uni-Dipro 300EC… (pha 15 ml thuốc cho 16 - 20 lít phun cho 1 sào), AnVil 5 SC, Topvil 111SC, UNI-HEXMA 5SC, ...(pha 40 ml thuốc cho 16 - 20 lít phun cho 1 sào).
      - Bệnh đen lép hạt
      Bệnh phát sinh gây hại khi lúa trỗ trong điều kiện thời tiết có không khí lạnh, ẩm độ không khí cao, nắng mưa xen kẽ gây hiện tượng lép và đen hạt làm giảm năng suất.
      Các hộ nông dân phun phòng bệnh khi lúa bắt đầu trỗ bằng một trong các loại thuốc sau: Eminent 125/150SE, Amylatop 325SC, Amistar top 325 SE, Uni- Dipro 300EC, Tilsuper 300 EC, Nevo 330 EC...
      3. Rầy nâu rầy lưng trắng.
      Hiện nay trà lúa mùa trong giai đoạn đòng non đến đòng già , một số diện tích bắt đầu tỗ bông. Trong thời gian qua thời tiết liên tục có mưa dông, ẩm độ không khí cao do đó thuận lợi cho rầy nâu- rầy lưng trắng phát triển gây hại rải rác trên địa bàn, mật độ trung bình 150 – 200 C/m2, nơi cao 1000-1500C/m2, trên các giống lúa như VN20, BC15, BTR225, bắc thơm, nếp,…
      Dự báo trong thời gian tới rầy tiếp tục tích lũy gây hại đến cuối vụ; nếu không chủ động phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời thì rầy có thể gây cháy làm giảm và mất năng suất rất cao. Để hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do rầy gây ra HTXDVNN, các hộ xã viên cần thực hiện tốt một số việc như sau:
      - Đề nghị các hộ nông dân thường xuyên kiểm tra kỹ đồng ruộng phát hiện rầy sớm chủ động có biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả;
      - Khi phát hiện rầy gây hại với mật độ từ 1500C/m2 (khoảng 30C/khóm) trở lên cần phải dùng thuốc đặc trị để trừ rầy . Dùng một trong các loại thuốc trừ rầy nội hấp và lưu dẫn như: Chess 50 WG,...
      - Liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì;
      - Phun đủ 16-20 lít nước thuốc đã pha cho một sào, phun ướt đều tán lá, sau khi phun trong vòng 2 giờ nếu gặp mưa thì phải phun lại;
         5. Chuột hại: Trong thời gian tới chuột tiếp tục phát sinh gây hại ra diện rộng, khả năng gây hại của chuột sẽ kéo dài đến cuối vụ gây ảnh hưởng lớn tới năng xuất vì vậy HTX DVNN đề nghị các hộ xã viên tiếp tục tổ chức diệt trừ chuột bằng các biện pháp trong đó chú trọng biện pháp thủ công như: phát động phong trào huy động mọi tầng lớp nhân dân dùng bẫy bán nguyệt, đặt mồi, hun khói ... và tổ chức dùng bả trộn thuốc hóa học Cat 0.25WP, Gimlet800sp (liều lượng theo hướng dẫn)
      Trên đây là nội dung thông báo tình hình sâu bệnh 10 ngày qua dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ trên các trà lúa mùa HTX DV NN đề nghị các cấp các ngành tuyên truyền xã viên thực hiện tốt nội dung thông báo trên .

                                                                                                                            - HTXDVNN- 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TÂN QUANG - HUYỆN NINH GIANG

Trưởng Ban Biên tập: Ông Lê Văn Phúc - Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: Thôn Xuân Trì - Xã Tân Quang - Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 02203.689.777

Email: tanquang.ninhgiang@haiduong.gov.vn

 
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0